Xăm môi, phun môi bị mụn nước nên bôi thuốc gì?
Với nhu cầu làm đẹp, mỹ của các chị em ngày một nâng cao, nhiều người đã tìm đến các spa, thẩm mỹ viện để cải thiện gương mặt, vóc dáng của mình. Trong đó, một trong những cách được các chị em quan tâm nhất đó là hình thức xăm môi. Tuy nhiên, không phải ai khi xăm môi xong cũng được kết quả như mình mong muốn. Một số chị em sau khi phun môi, xăm môi lại bị mụn nước, phồng rộp gây đau đớn. Vậy nguyên nhân dẫn đến điều này là gì? Phun môi, xăm môi bị mụn nước phải bôi thuốc gì? Hãy cùng Top10tphcm tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
1. Nguyên nhân gây phun môi bị mụn nước
Việc những mụn nước phồng rộp trên môi sau khi xăm phun môi khiến nhiều chị em mất đi sự tự tin. Vậy nguyên nhân dẫn đến phun môi bị mụn nước là gì? Có một số lý do cụ thể như sau:
- Dụng cụ xăm môi không được vệ sinh, sát khuẩn kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe khách hàng.
- Kỹ thuật xăm môi không đúng cách khiến lớp biểu bì trên môi bị tổn thương và kích ứng.
- Các spa, thẩm mỹ viên không uy tín dùng mực kém chất lượng, gây hiện tượng môi thâm, môi bị phồng rộp.
- Các bước chăm sóc môi của bạn không đúng khiến cho quá trình hồi phục môi bị cản trở và dẫn đến mụn nước.
2. Xăm môi bị mụn nước có để lại sẹo không?
Nếu xử lý kịp thời, các vết lở loét trên môi của bạn sẽ sớm lành, từ đó trả lại vẻ đẹp bạn hằng mong ước. Ngược lại, một khi các vết thương này không được chăm sóc, xử lý đúng theo y khoa thì sau khi lành chúng sẽ để lại vết thâm hoặc sẹo lồi, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của môi.
3. Phun môi bị mụn nước phải bôi thuốc gì?
Bất kỳ chị em nào khi tìm đến các phương thức thẩm mỹ đều muốn bản thân mình trở nên hoàn hảo hơn, tự tin hơn. Nhưng trước khi thực hiện, các bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp, các rủi ro cũng như cách khắc phục để giảm thiểu rủi ro xảy ra. Các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn nếu có tình trạng nào xảy ra trên môi, điều đầu tiên cần làm là rửa vết thương bằng nước muối sinh lý. Sau đó bạn hãy tìm mua các loại thuốc sau đây để chữa trị vết phồng rộp, mụn nước.
Phun môi bị mụn nước nên bôi thuốc gì? Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặc trị cho các tình trạng xăm môi bị mụn nước. Có thể kể đến một số như: Acyclovir, Valacyclovir, Acic, Benzosali, Benzac, Famciclovir… Tùy thuộc vào từng loại thuốc mà bạn hãy sử dụng theo hướng dẫn. Đảm bảo những vết mụn nước và sưng tấy sẽ nhanh chóng biến mất, mang lại sự tự tin vốn có cho các chị em.
Các loại thuốc nên dùng để trị mụn nước sau khi xăm môi
Thuốc Acyclovir kháng viêm sưng
Acyclovir là thuốc cực kỳ hiệu quả để trị mụn nước sau khi phun môi. Thành phần của loại thuốc này chứa dẫn chất purinnucleoside tổng hợp với các hoạt tính ức chế virus gây ra tình trạng phồng rộp, mụn nước. Từ đó ngăn ngừa sự phát triển và lây lan vết thương, đồng thời chống lại sự xâm nhập của những loại virus khác gây nhiễm trùng.
Những lưu ý khi dùng Acyclovir để trị mụn nước khi xăm môi:
- Nên phát hiện tình trạng mụn nước càng sớm càng tốt để thuốc phát huy rõ ràng tác dụng.
- Trước khi bôi thuốc, bạn nên rửa thật sạch tay và nơi vết thương bằng nước muối sinh lý. Trong quá trình này, bạn tuyệt đối không được cọ xát vào vết thương gây đau đớn và làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn.
- Không thoa vào vùng bên trong miệng. Không để thuốc dính vào mắt, nếu dính thì lập tức rửa sạch mắt bằng nước sạch.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho các bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch hay trẻ em dưới 12 tuổi.
Thuốc Benzosali trị mụn nước
Benzosali là thuốc đặc trị các bệnh ngoài da, chỉ nên sử dụng trong các trường hợp mụn nước, phồng rộp, viêm da tiết bã, vảy nến... Thành phần chính của thuốc là Acid Benzoic và Acid salicylic, có tác dụng của thuốc là làm mềm, giảm đau, ngứa rát và hổ trợ làm lành vết thương.
Kem Benzac AC giảm phồng rộp
Thành phần của kem BenzacAC gồm có 10% Benzoyl Peroxide, Docusate Natri, Dinatriedetate, Poloxamer 182, Carbomer 940... Trong đó Benzoyl Peroxide có tác dụng ngăn ngừa đến 95% vị khuẩn gây mụn nước. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm sưng và ngăn ngừa kháng thuốc của vi khuẩn gây ra mụn, giảm bít tắc lỗ nang lông...
Những lưu ý khi chăm sóc môi bị mụn nước
- Nên giữ sạch sẽ phần bị mụn nước khi tiến hành bôi thuốc. Đồng thời không được bôi thuốc ra ngoài vùng cần chữa để tránh vết thương lây lan.
- Không để mụn nước trên môi tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc bàn tay của bạn trong những ngày đầu tiên vì chúng sẽ lâu lành hơn.
- Tuyệt đối không bóc vảy, cạy môi gây chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thức uống có cồn khác.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nếp, thịt bò, rau muống, hải sản… trong vòng 1 tháng sau khi phun môi.
- Thường xuyên uống nước mỗi khi cảm thấy khát. Kết hợpvới uống các loại nước ép, trái cây để giúp môi dễ chịu và đều màu hơn.